Trong hơn 5 năm tư vấn, mình đã gặp không ít những người phụ nữ sẵn sàng chịu đựng một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, chỉ vì một lý do mộc mạc và đơn giản “Rồi mọi thứ sẽ thay đổi”.
Có những người chịu đựng chồng bài bạc, đánh đập, nợ nần hơn 10 năm. Khiến con cái lớn lên cũng gặp không ít vấn đề về tâm lý.
Có những người vì phải làm trụ cột về tài chính trong gia đình mà trở nên áp lực mệt nhọc không biết chia sẻ cùng ai.
Có người lấy chồng giàu rồi sống một cuộc đời bị đay nghiến, coi thường không khác gì người ở cho gia đình nhà chồng.
Có người lại thành công nhưng chồng thì lại có người thứ 3, thậm chí còn không chịu thừa nhận, ly hôn. Muốn sống với cả 2 người phụ nữ một lúc.
Là người ngoài đôi khi chúng ta thường nghĩ “gặp mình thì bỏ quách đi cho xong”.
Nhưng mấy ai trong cuộc có thể suy nghĩ khách quan như vậy.
Vậy tại sao phụ nữ lại có thể chịu đựng như vậy?
So với đàn ông, phụ nữ là người thường chịu đựng giỏi hơn. Một phần vì ảnh hưởng từ người mẹ luôn dạy dỗ con gái trở thành một người “con dâu tốt”.
Là con dâu, là người vợ, là người mẹ …khiến cho phụ nữ luôn ý thức được trách nhiệm của mình.
Chúng ta luôn thấy sự khác biệt giữa phụ nữ phương Đông và phụ nữ Phương Tây.
So với phụ nữ phương Tây họ có một cuộc sống cá nhân tự chủ.
Thì ngược lại phụ nữ phương Đông không bao giờ hết trách nhiệm.
lo cho chồng, rồi lo cho con cái, ăn uống học hành, chúng có phá quậy hay không?
Lớn lên lo lắng con mình đang yêu ai, có tốt không. Con lấy vợ lấy chồng thì lo lắng xem gia đình chúng nó có hạnh phúc không, sinh con đẻ cái có thuận lợi. Làm ăn có tốt không.
Sức chịu đựng của thế hệ 7x, 8x tốt hơn. Một phần họ sinh ra ở giai đoạn thiếu thốn, một phần sau này nỗ lực để con cái hay bố mẹ không rơi vào cảnh thiếu thốn, nên luôn nỗ lực tích lũy tài sản và cẩn trọng.
Điều này ăn sâu vào bộ gen của người phụ nữ từ hàng ngàn năm.
Khi có mâu thuẫn hay vấn đề xảy ra, phụ nữ vì trách nhiệm lại chọn chịu đựng vì con vì gia đình.
Nhưng tiếc thay, Việc chịu đựng với ý định tốt này lại hầu như không có kết quả tốt.
Sự chịu đựng này có thể là bắt nguồn cho mọi sự bắt nguồn cho sự nhạy cảm của con cái?
Thế hệ 2k trở đi mong manh, nhạy cảm và sống cảm tính nhiều hơn. Tế bào ADN được di truyền qua nhiều thế hệ, những gì thế hệ trước phải chịu đựng không được giải phóng, sẽ đổ dồn vào các thế hệ tiếp theo.
Thế hệ ông bà chịu đựng, định kiến truyền qua thế hệ bố mẹ, Rồi thế hệ bố mẹ 7x 8x, lại truyền qua thế hệ con cái.
Nên từ 2k trở đi bắt đầu bùng nổ, Một phần năng lượng số 2 (thuộc về tính nhạy cảm trực giác) nên thông minh và nhanh nhạy hơn. Nhưng sức chịu đựng cũng sẽ yếu hơn.
Trước đây có nhiều định kiến xã hội, nhiều nguyên tắc khiến con người ta phải sống trong chịu đựng phải khổ sở, nhưng quan điểm như thành công hay nỗ lực hay mất mát là cái giá phải trả để họ có được tài chính và địa vị chẳng hẳn. Hay phụ nữ phải lấy chồng thuận chồng, dù tính chồng có tệ như nào chăng nữa cũng phải chịu đựng
Tâm thức gọi đây là mảnh năng lượng bị mắc kẹt. Đây chính là vấn đề.
Nó dồn qua nhiều thế hệ, và 2k trở đi đã là thế hệ thứ 3, nên nó bùng nổ là tất yếu, nên hầu hết các bạn mong manh và dễ vỡ, đụng vào là tự ái và dễ tổn thương.
Cũng buộc cha mẹ phải học cách điều chỉnh cảm xúc và thế hiện cảm xúc với con. Bài toán về cảm xúc phải được giải quyết thì đời sống tinh thần con người mới được nâng cao.
Có rất nhiều cái mảnh năng lượng, mắc kẹt ở trong quá khứ, chấp kiến qua nhiều thế hệ thì bây giờ đến đời con mình nó bùng nổ.
Đứa nào nó không bùng nổ nhiều thì đơn giản là vì bố mẹ nó không có nhiều mảnh năng lượng mắc kẹt. Nếu bản thân mình có quá nhiều sự tổn thương. Mà cái nguyên nhân đến từ thế hệ bố mẹ mình.
Chẳng hạn là mình hận bố mẹ không cho mình ăn học đàng hoàng, mình hận mình nghèo mình hận đủ thứ, thì mình có vô số mảnh năng lợi bị mắc kẹt thì thì đến cái lúc mình sinh đứa con mình ra nó vô cùng nhạy cảm
Nên mình thay đổi tư duy thì con mình sinh ra nó mới thay đổi tư duy được. ADN không chỉ di truyền tốt xấu trong tính cách, mà là cả về mặt năng lượng.
Sống có trách nhiệm khác với sống chịu đựng.
Những người phụ nữ đã tự tìm lại hạnh phúc, an yên cho tâm hồn đều chia sẻ lại rằng : “Khi bản thân không có hạnh phúc, tôi chỉ sống một cách gượng ép”
Chúng ta có thể chứng kiến hàng ngàn câu chuyện về sự chịu đựng nhưng chỉ có một số ít câu chuyện dám thay đổi:
Sống có trách nhiệm là nuôi con trong trạng thái vui vẻ tươi tắn. Là mang tâm hồn hạnh phúc, truyền đi năng lượng đó đến con.
Sống có trách nhiệm là làm tròn bổn phận của vợ nhưng không gánh vác trách nhiệm của chồng.
Là cho người chồng hiểu trách nhiệm của họ, không ai có thể làm thay.
Đàn ông tuy có thể xấu tính như đa phần họ đều có bản năng bảo bọc, làm chủ gia đình.
Chịu đựng là cách nhanh nhất khiến chồng thay vì có trách nhiệm trở thành một người đùn đẩy trách nhiệm lên đầu bạn.
Thay đổi bản thân để hạnh phúc hơn không phải là ích kỷ mà là sống có trách nhiệm với chính bản thân và gia đình xung quanh.
Có thể sự chịu đựng của bạn tốt đến nỗi, ôm hết mọi thứ vào mình mà không oán trách.
5… 10 năm trôi qua, bạn ngày càng lớn tuổi. Nhưng điều tiếc nuối nhất là thời gian đó chúng ta đã sống như thế nào? Liệu điều này có đáng hay không?
Thậm chí con cái còn oán trách “Tại sao mẹ không sống cuộc đời của mẹ”.
Mình đã từng chứng kiến không ít câu đau lòng của đứa con gái như vầy: “Con ghét trở thành người phụ nữ như mẹ”. (sau nhiều năm nhìn mẹ chịu đựng).
Chúng ta chịu đựng vì một ý định tốt, nhưng vô tình chúng lại khiến cho càng nhiều người hơn rạn nứt.
Chỉ một bước chân, một sự hiểu biết cũng có thể tạo ra bầu trời khác.
Chúng ta không thể nhìn chiếc xe đạp suốt ngày và một ngày tỉnh dậy ta biết đi xe đạp.
Nhưng khi ta loạng choạng tập đi rồi dần dần biết đạp xe đạp, ta không thể quên cách chạy.
Khi ta chạy quen rồi, ta có thể vừa đi vừa ngắm cảnh.
Nếu đã thấy vấn đề mà không thay đổi thì cũng giống nhìn chiếc xe đạp mà không tập chạy.
Bạn có thể ung dung vừa sống vừa ngắm cảnh hay không tùy thuộc vào bạn chịu đựng hay bắt đầu sống có trách nhiệm.