Đọc hết bạn sẽ hiểu...
Chắc bạn cũng coi bói nhiều rồi, cũng học những khóa tâm lý cả rồi, nhưng chỉ dừng ở chữ biết.
Biết chồng, hiểu chồng nhưng có thực sự cải thiện được mối quan hệ?
Một chị khách hôm nay gọi mình đã khóc rất nhiều, vì chị đã làm tất cả mọi thứ nhưng không thể thay đổi được chồng, và cuộc hôn nhân đang dần tệ hơn. Thậm chí chị ấy còn cảm giác mình bị thâu tóm tâm lý khi mà những lời tệ bạc của chồng kiểu như:
- Do cô nên gia đình này mới ra nông nỗi như ngày hôm nay...
- Do kết hôn với cô nên tôi mới ra như này
- Do cô chiều con quá...
Chị ấy không hiểu sao khi chị càng bao dung lại càng tệ hơn như vậy.
Vì để xây dựng được một gia đình hạnh phúc, cả hai người đều phải Can đảm?! Can đảm chấp nhận mình sai, can đảm bỏ cái tôi mình xuống trong việc xây dựng mối quan hệ và gia đình.
Nghe có vẻ dễ, nhưng hiện tại 85% dân số đang hoạt động ở mức tâm thức dưới Can đảm (dưới điểm 200)
Và phần đông lại đang vận hành ở mức rung động tâm thức 175 nên rất khó để có một gia đình lành mạnh và tích cực. Đây là mức của sự kiêu hãnh, của cái tôi vô cùng to lớn. Họ biểu hiện vô cùng đa dạng và gia trưởng để bảo vệ cái tôi kiểu như:
- Luôn cho rằng mình đúng, nghĩ mình là ưu việt, thiếu sự đồng cảm với những ý kiến của vợ, và xem thường học thức trí tuệ của vợ, thế là cãi nhau...
- Luôn thích áp đặt suy nghĩ và kiểm soát để tỏ ra mình quan trọng, là người đàn ông "đích thực" trong gia đình, vợ đi đâu làm gì cũng phải báo cáo, thậm chí nhiều ông còn sân si từng đồng chi tiêu của vợ...
- Khi sai sẽ không bao giờ nhận thua, vì sự kiêu hãnh của bản thân. "Cô biết gì mà nói, đàn bà thì biết gì..."
- Thường xuyên chỉ trích từng việc nhỏ của vợ, tạo ra cảm giác thiếu tự tin của người vợ trong gia đình, tạo ra không khí căng thẳng và tiêu cực...
- Đặc biệt mấy ông mà có kinh tế, thì luôn tỏ ra tự cao và xem thường khả năng và ý kiến của người khác. Không bao giờ biết ơn và đánh giá những cống hiến của vợ trong gia đình, coi việc nấu cơm, chăm con là thứ gì đó vô cùng nhẹ nhàng, việc đàn bà phải làm hiển nhiên, cấm cãi!
- Thậm chí hết tình cảm với vợ nhưng nhiều ông vì sĩ diện cũng còn không muốn li dị, không muốn thằng khác hưởng, không muốn con xem thường bố, "mình bỏ nó chứ nó làm gì có quyền bỏ mình"...
Chúng ta thấy đó, chỉ vài tình huống cơ bản, nhưng vận hành ở mức năng lượng như vậy thì làm sao tạo ra gia đình tích cực, hạnh phúc được? Nhà có người trên mức 200 thì còn cứu, cả hai cùng dưới, thì sống với nhau có khác gì địa ngục trần gian.
Tâm thức không dịch chuyển, nội lực không tăng, không chấp nhận được sự thật, không chấp nhận nhau thì 1 hay 1000 khóa học nữa cũng vậy. Khó khăn cũng chỉ để chúng thay đổi, có góc nhìn khác, sửa mình để tăng nội lực mà thôi.
Nên không chỉ là một, mà phải hiểu rõ cả tam lực của bản thân, thì mới có giải pháp trọn vẹn.
Trong đó nội lực là thứ mà không phải ai cũng sẵn sàng thay đổi, vì nó phải trải qua khó khăn, vất vả và đánh đổi nhiều thứ để có được bài học trưởng thành về mặt tâm thức!
Hà Bích Thủy