Vợ có năng lượng của gió, tức ưu điểm uyển chuyển, linh hoạt, nhẹ nhàng và biết thuận theo người khác. Biết nương nhờ, nâng đỡ hoặc hỗ trợ. Do đó cách giải quyết vấn đề trong gia đình thường nhẹ nhàng hơn, không quyết liệt, và cũng không phải là người đưa ra những định hướng trong gia đình. Nên nhiều lúc sẽ tạo cảm giác do dự và thiếu chắc chắn.
Việc giáo dục con cái cũng khác ý nhau. Năng lượng gió ôn hòa, nên thường lại ưu tiên tính cảm xúc nhiều hơn. Nên thường với con sẽ nhẹ nhàng hơn không thích kiểu xung đột hay đối đầu. Chồng có thể thấy kiểu đó không rõ ràng và nhún nhường quá, giao tiếp nương về phía con nhiều, không giáo dục được con.
Hơn nữa, sự mềm mỏng và nhạy cảm khiến mình khó bộc lộ cảm xúc hay truyền đạt suy nghĩ một cách rõ ràng. Ngại chia sẻ ý kiến thật, không thẳng thắn giao tiếp để xử lý vấn đề. Mệt mỏi vì phần lớn áp lực tâm lý do kì vọng. Có xu hướng nhận trách nhiệm về mình. Cảm thấy mệt mỏi khi không thể làm hài lòng tất cả thành viên trong gia đình.
Đã là gió, thì không có sự ổn định, vì vậy học cách cư xử phù hợp với hoàn cảnh và môi trường sống của mình. Mình thuận theo ý người khác dễ hơn là làm gì cũng theo ý mình. Bài học lớn nhất của năng lượng này là thuận theo chiều gió, tức thuận tự nhiên. Dù không có bài toàn về con cái cũng sẽ có những bài khác, vì bản chất gió là thất thường.
Học cách rõ ràng, đúng mực để người khác không chèn ép mình. Và điều phối cảm xúc, tâm lý để không lên xuống thất thường như gió. Nếu không, nhiều lúc tự bản thân lúc vui lúc buồn vì thấy cuộc sống gia đình không trọn vẹn. Thuận theo cũng mang tính nhường nhịn nhiều, nên càng phê phán cách thức chồng dạy con, càng tạo sự tranh chấp liên tục, không thuận được.
Năng lượng chồng thuộc Đất, bản chất ôm đồm, bài học lớn nhất là học tính kiên nhẫn. Cái gì càng không như ý càng dễ nổi nóng vì chưa học được bản chất của năng lượng này. Đất bao hàm và dung chứa, nên khả năng bao dung với người khác, và càng gặp khó khăn càng kiên nhẫn thì mới có thể tu dưỡng. Nếu không gặp chuyện rất dễ nóng nảy, độc đoán, nên không cho con cơ hội để phát triển.
Tại cứ ôm đồm vào người, nghĩ chuyện này tốt cho con, không để cho nó phát triển đúng năng lực của nó. Bố mẹ chỉ nên là người quan sát và đồng hành. Nhiều lúc cứ lo nghĩ giùm con, nó đi trệch hướng là bản thân lại khó chịu và không ghi nhận con. Vì đặt nhu cầu người khác lên trên mình, nên đặt tiêu chuẩn và tự mệt mỏi và xung đột.
Bản chất năng lượng đất cũng nhạy cảm, nên dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc. Nên khi được góp ý, khá nhạy cảm và áp lực tâm lý. Đất thì không dịch chuyển nhiều nên đôi lúc bảo thủ và cố chấp, nên muốn thay đổi họ rất khó. Muốn người khác sống theo ý mình, cái gì cũng ôm đồm nên cũng dễ stress. Phản ứng ra ngoài trông có vẻ chủ động nhưng thực ra là đang bị động, vì không giải quyết được vấn đề nên mới kì vọng vào vợ, vào con.
Gia đạo lộn xộn và bất cân xứng trong việc phân chia trách nhiệm. Năng lượng chồng cần thẩm thấu mới chuyển hóa được thông qua những trải nghiệm trong cuộc sống. Đất thụ động nên có bài gì học bài đó, quan trọng nhất là khả năng chịu đựng, kiên nhẫn và bao dung với vợ và con. Không học được, thì lại có tính xét nét, chi li từng chuyện nhỏ trong gia đình chứ không chỉ mỗi việc giáo dục con cái.
Khi càng gặp khó khăn nhiều, mà càng không học được tính nhẫn nại, bản thân dễ kiệt quệ, mắc các bệnh da dày và tim mạch. Quan trọng nhất là học cách chấp nhận. Đất thì cứ thuận tự nhiên, cái gì rớt xuống đất thì đón nhận, không cố điều khiển mọi thứ theo ý mình. Làm được thì sống rất nhẹ nhàng với dòng năng lượng này. Không thì luôn kì vọng, luôn vướng mắc, ứng xử trong cuộc sống rất mệt mỏi.
Và thẩm thấu đủ mới chuyển đổi, nên khó mà khuyên nhủ. Cần bài học thực tế, đủ đau, đủ thẩm thấu sẽ tự động chuyển dịch. Đất bản chất cũng hấp thu được nhiều thứ nên đôi lúc tự tin về khả năng của mình.
Chồng thuận dòng chảy, không cưỡng cầu bao nhiêu, cuộc sống nhẹ nhàng bấy nhiêu. Còn vợ, năng lượng gió, cần uyển chuyển, nương theo càng cố ra quyết định càng vướng mắc, và bất an. Đã bất an thì chuyện gì cũng sẽ bất an không phải mỗi vấn đề nuôi dạy con. Nên tâm tính thuận bao nhiêu, chuyển biến nhanh bấy nhiêu. Nếu không mình mắc kẹt và cứ hỏi tại sao tôi như vậy riết.
Trông có vẻ lộn xộn trong mối quan hệ gia đạo, nhưng thực tế lại là bài học cá nhân phóng chiếu trong cái mối quan hệ đối với người khác. Mình không ngộ được bài toán cuộc đời mình thì sẽ ngày càng khó khăn. Mức độ tu dưỡng sẽ quyết định khả năng xử lý tình huống. Ví dụ mình là người chưa nhẫn nhịn được, thì xung quanh mối quan hệ toàn có những chuyện khiến mình tức giận.
Như chồng trong trường hợp này không tu dưỡng tới thì dễ tự ái khi được góp ý bởi vợ. Khi tu dưỡng đủ mình sẽ thấy lời góp ý đơn giản là góp ý, không phải là sự xúc phạm, không phản ứng với nó quá mạnh mẽ nữa. Đủ bao dung để không chấp từng chuyện nhỏ nhặt với vợ và con. Bài học sẽ luôn có để luyện tính nhẫn nại hơn.
Hai vợ chồng ra cung ngũ quỷ, cũng dễ gây gổ, lục đục, tạo trường khí trong gia đạo xấu. Trong đó có trược khí, tức những tư duy tiêu cực của con người trong không gian, chẳng hạn hàng xóm toxic, môi trường sống ô nhiễm, độc hại… Tạo năng lượng xung quanh bức bối, gặp nhau là gây…
Sự khác biệt về tháng sinh cũng là cách thức bộ lộ năng lượng ra bên ngoài vô cùng khác biệt.